Tháng 8 mùa thu, mùa của những góc phố khoác lên mình những chiếc áo đỏ rực mang tên "đèn lồng" , mùa của những chiếc bánh nướng, bánh dẻo lên ngôi hay chúng ta còn ưu ái gọi mùa thu tháng 8 là “mùa đoàn viên”.
Mỗi năm, cứ đợi đến dịp này, người dân trên khắp đất Việt lại háo hức, tự thưởng cho mình một ngày nghỉ trọn vẹn, viên mãn, sum họp bên gia đình. Trung thu là một phần ký ức không thể thiếu trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên khi chúng ta dần lớn lên cuộc sống cũng phát triển hơn, có nhiều thay đổi và từ đó Tết Trung thu cũng bị thời gian đổi thay.
Vậy Trung thu xưa và nay có gì khác nhau?
Đèn ông sao
Ngày xưa, con nít mong chờ Trung Thu lắm. Từ cả tháng trước, là đã nài nỉ bố làm lồng đèn cho, xin mua bánh Trung thu yêu thích, rồi tới đêm rằm là đã chuẩn bị sẵn sàng để cùng bạn bè phá cỗ.
Trung thu bây giờ thì chẳng còn như xưa nữa. Đèn ông sao năm cánh biến mất dần, thay vào đó là hàng trăm mẫu đèn với màu sắc và hình thù khác nhau, đa phần chạy bằng pin và điện, còn có thể phát ra các bài nhạc vui tai vang vọng khắp phố phường.
Mâm cỗ trông trăng
Ngày xưa, trung thu đơn thuần chỉ là ngày tết của trẻ con. Ông bà bố mẹ thì bày cỗ, lũ trẻ háo hức rước đèn ngắm trăng, chơi các trò chơi dân gian, đuổi mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, múa lân múa sư, hát các bài đồng dao. Chờ trăng lên đến đúng đỉnh đầu mới phá cỗ để được ăn cơ man nào là bánh nướng bánh dẻo hình con lợn con cá, mâm ngũ quả. Nhà nào tỉ mỉ hơn thì có thêm con chó lông xù được làm từ tép bưởi.
Trung thu bây giờ cũng chẳng còn mấy nhà phá cỗ ngắm trăng, mọi người chủ yếu tụ tập với nhau để ăn uống, hay ra các phố đèn lồng để chup ảnh, hẹn nhau ở những trung tâm thương mại, chuyện trò cùng nhau qua mạng xã hội, chia sẻ những bức ảnh chụp được vào mùa trung thu.
Chơi Trung thu
Theo truyền thống, trong đêm hội Trung thu, người Việt sẽ tổ chức múa lân (múa sư tử) trong tiếng trống huyên náo tạo nên không khí Trung thu tưng bừng. Đoàn múa lân gồm nhiều em nhỏ đi đến trước cửa từng nhà trong thôn, xóm để trình diễn những điệu múa đẹp mắt. Sau đó, chủ nhà thưởng cho đoàn múa lân một chút tiền lẻ để lấy may mắn.
Ngày nay,một số vùng quê Việt vẫn giữ được nét truyền thống trong việc tổ chức chơi Trung thu cho trẻ em. Tuy nhiên, tại các khu vực đô thị, do đất chật người đông, cuộc sống hối hả nên những hoạt động trên thường khó tổ chức theo quy mô lớn. Trẻ em thành thị đón Trung thu bằng cách cùng bố mẹ tới những địa điểm tổ chức Trung thu, thường tại các trung tâm thương mại hay ngắm phố phường. Vì thế, ngày Tết Trung thu của trẻ em thành phố không còn mang nhiều hương vị đặc trưng so với trước đây.
Bánh Trung thu
Bánh Trung thu thể hiện rõ nét nhất những thay đổi trong lễ đón Trung thu xưa và nay. Xưa, bánh Trung thu chỉ gói gọn bằng chiếc bánh nướng, bánh dẻo với nhân thập cẩm. Bánh Trung thu xưa mang đậm hương vị cổ truyền, lấy nguồn nguyên liệu gần gũi, giản dị như đỗ xanh, thịt lợn, lá chanh, lạc, vừng… làm nhân bánh.
Ngày nay, bánh Trung thu được sản xuất phổ biến, đại trà với mẫu mã, chủng loại và giá cả vô cùng phong phú. Những ngày cận Tết Trung thu, các cửa hàng hay ki-ốt đều giới thiệu tới người dùng những loại bánh với hương vị khác nhau. Ngoài bánh Trung thu truyền thống, chúng ta có cơ hội thưởng thức nhiều dòng khác nhau như bánh Trung thu mặn (nhân thập cẩm, gà quay,lạp xưởng, trứng muối,…), bánh Trung thu chay (nhân đậu xanh, khoai môn, hạt sen) cùng bánh Trung thu được làm từ rau câu hoa quả hay chocolate. Các loại bánh này đã thổi thêm vào đời sống ẩm thực của người Việt một luồng gió mới, phong phú và đa dạng hơn.
Bánh Trung Thu Việt cũng có nhiều sự thay đổi mới trong ngày Tết Trung thu vì “Theo thời gian, những chiếc bánh nướng, bánh dẻo được hiện đại hóa, với nhiều hương vị phong phú, đa dạng nhưng Bánh trung thu Hải Hà vẫn giữ nguyên vẹn hương vị truyền thống để mỗi khi cầm những chiếc bánh đó, chúng ta khó có thể bỏ lỡ những giây phút tụ họp bên người thân bè bạn, để cùng ôn lại và tạo thêm những khoảnh khắc tươi đẹp trong cuộc đời mình”
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!